5 bước triển khai quy trình Addie trong đào tạo nội bộ là gì?

Quy trình Addie trong đào tạo nội bộ được triển khai như thế nào? Nếu bạn muốn tìm kiếm câu trả lời, CLICK xem ngay nội dung bài viết bên dưới!

ADDIE là gì?

ADDIE là từ viết tắt của năm bước của một quy trình phát triển khóa học: Analysis - Phân tích, Design - Thiết kế, Development - Phát triển, Implementation - Thực hiện và Evaluation - Đánh giá. Mô hình ADDIE sẽ được thực hiện theo thứ tự nhất định tuy nhiên sẽ tập trung vào sự phản chiếu và lặp lại. Mô hình hệ thống đào tạo trực tuyến sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận sự tập trung, hợp lý, và phản hồi để cải tiến.
addie-la-gi
ADDIE là gì?

Các bước triển khai quy trình Addie trong đào tạo nội bộ

Bước 1: Phân tích

Trước khi bắt đầu phát triển bất kỳ nội dung hoặc chiến lược đào tạo nào, bạn nên phân tích tình hình công tác đào tạo hiện tại, lỗ hổng kiến thức của nhân sự, v.v. Bắt đầu với một loạt câu hỏi để hiểu tình hình hiện tại và cũng hiểu mục tiêu của việc đào tạo. Điều này ảnh hưởng đến một lượng lớn các quyết định sau này trong quá trình thiết lập khóa đào tạo.
Vậy mấu chốt của đào tạo là gì? Tại sao phải triển khai đào tạo? Bạn mong muốn học viên thay đổi hành vi như thế nào sau khóa đào tạo? Đào tạo liệu có ích? Lúc này cần kiểm toán đầy đủ đối tượng, phương tiện, phương pháp, mục tiêu, v.v ... Khi có đủ các yếu tố cần, hãy lập một kế hoạch đào tạo gồm:
Who, What, When, Where, Why, How?
Cốt lõi là "Làm sao để cải thiện và đạt mục tiêu khi kết thúc khóa đào tạo?". Hãy sử dụng câu hỏi này làm nền tảng cho phần còn lại của quy trình thiết lập khóa học. 

Bước 2: Thiết kế

Tại bước này, chúng ta cần dựa trên nội dung bài học để thiết kế khóa học phù hợp nhất với chiến lược hợp lý, phương pháp phân phối, cấu trúc, thời lượng, đánh giá và phản hồi. Bước tiếp theo là lập một storyboard các ý tưởng.

Bước 3: Phát triển

Ở bước này, bạn có thể bắt đầu tạo khóa học, hãy bám sát storyboard tại bước Thiết kế và thực hiện. Mỗi yếu tố của khóa học nên được phát triển để phù hợp với những điểm ra đề ra trong bước thiết kế. Bước Phát triển giống như thêm râu ria, chi tiết và “đánh bóng” cho khóa học.
Bạn có thể thêm đồ họa, chọn màu sắc và phông chữ gây ấn tượng cho bài giảng. Tuy rằng nghe có vẻ đó chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt, hơi hình thức nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến độ hấp dẫn của khóa học.
Chăm chút từng li từng tí các tiểu tiết sẽ giúp bạn trình bày khóa học hấp dẫn và thu hút học viên hơn rất nhiều, để làm được điều này, tại bước đầu tiên bạn phải phân tích đối tượng thật kỹ càng. Sau khi đã lên nội dung khóa học, bạn nên rà soát lại nội dung khóa học nhiều lần để đảm bảo không có những lỗi cơ bản như ngữ pháp, chính tả, cú pháp, v.v., và xem liệu bài học có thực sự điều hướng được người học.
Phần lớn các vấn đề mà học viên gặp phải có liên quan đến cách khóa học được xây dựng trong các công cụ phần mềm. Nhưng điều gây lấn cấn hơn đối với học viên có thể đến từ những điều đơn giản mà có thể nhân viên thiết kế khóa học đã vô tình bỏ sót do không kiểm tra lại kỹ càng nội dung khóa học.
Đừng rà soát nội dung lướt qua! Hãy kiểm tra một cách có hệ thống về tính chính xác và tính điều hướng của nội dung: học viên có phát triển hơn với nội dung khóa học do bạn thiết kế. Dòng chảy nội dung phải liền mạch, hấp dẫn với độ dài vừa phải để học viên có thời gian suy ngẫm và thẩm thấu. -

Bước 4: Thực hiện

Sau khi bạn đã rà soát kỹ và hoàn thiện khóa học, bạn có thể bắt đầu chia sẻ bài học với các học viên. Nội dung được thực hiện trong bước Thiết kế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bước Thực hiện. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến bằng cách đăng tải bài giảng lên các hệ thống học trực tuyến. Các hệ thống học tập trực tuyến có ưu điểm lớn là cho phép người dùng tùy chỉnh các thiết lập: thêm học viên mới, thời gian cho một khóa học, hệ thống đánh giá và thu thập phản hồi khoa học. Các hoạt động đều được tự động hóa trên các hệ thống đào tạo trực tuyến từ việc phân phối khóa học đến theo dõi và báo cáo.
Trong quá trình, phòng đào tạo phải phối hợp chặt chẽ với giảng viên theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh. 
quy-trinh-Addie-trong-doanh-nghiep
Các bước triển khai quy trình Addie 


Bước 5: Đánh giá

Mục tiêu cuối của ADDIE là cung cấp một phương pháp đào tạo logic. Tuy nhiên, đây cũng là một mô hình mạnh mẽ để cải thiện cách thức lặp lại trong tương lai. Nhận phản hồi về mọi khía cạnh của các khóa học là điều cần thiết để bạn có thể cải thiện và sửa đổi nội dung. Quá trình cần tập trung vào:
  • Khóa học có đáp ứng mục tiêu?
  • Ghi nhận các thông tin phản hồi bổ sung cho giai đoạn phân tích trước đó.
  • Những yêu cầu đào tạo khác
  • Khả năng thay đổi trong các loại phương tiện hoặc cách tiếp cận.
Cách dễ dàng để nhận phản hồi là yêu cầu người học hoàn thành các cuộc khảo sát vào cuối khóa học của họ. Hệ thống đào tạo trực tuyến thường sẽ hỗ trợ tính năng này. Bạn có thể tạo câu hỏi cụ thể cho các vấn đề, khuyến khích người học đưa ra phản hồi - đó là cách chính xác nhất giúp bạn biết được những thiếu sót trong khóa đào tạo mà có thể bạn chưa nghĩ tới.
Trên đây là các bước triển khai quy trình Addie trong đào tạo nội bộ mà doanh nghiệp nên áp dụng. Hy vọng nó sẽ cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích!
Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đào tạo trực tuyến là gì? Ưu điểm và nhược điểm của đào tạo trực tuyến

Đào tạo hội nhập- Liệu có thực sự cần thiết trong doanh nghiệp